Radar trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Radar đã ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh quan trọng của cuộc chiến tranh thế giới 2.[1] Công nghệ phát hiện và theo dõi dựa trên sóng vô tuyến mang tính cách mạng này đã được cả Đồng minhphe Trục sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, vốn đã được phát triển độc lập ở một số quốc gia vào giữa những năm 1930.[2] Khi cuộc chiến nổ ra vào tháng 9 năm 1939, cả Vương quốc Anh và Đức đều đã vận hành các hệ thống radar. Tại Anh, nó được gọi là RDF, Hệ thống định tầm và hướng-Range and Direction Finding, trong khi người Đức có hệ thống Funkmeß, với các bộ máy được gọi là Funkmessgerät (thiết bị đo vô tuyến. Trước trận chiến nước Anh giữa 1940, Royal Air Force (Không quân Hoàng gia Anh) đã tích hợp đầy đủ hệ thống RDF vào mạng lưới phòng không quốc gia.Ở Mỹ, công nghệ radar được đưa ra vào tháng 12 năm 1934,[3] mặc dù vậy, chỉ khi chiến tranh bùng phát, Hoa Kỳ mới nhận ra tiềm năng của công nghệ mới và bắt đầu phát triển các hệ thống radar trên tàu và trên đất liền. Những hệ thống radar đầu tiên được triển khai bởi Hải quân Mỹ đầu 1940, và một năm sau đó là Lục quân Mỹ. RADAR (viết tắt của Định tầm và hướng bằng sóng radio-Radio Detection And Ranging) là tên gọi được Hải quân Mỹ đặt ra vào năm 1940.Mặc dù lợi ích của vi sóng của phổ tần số vô tuyến đã được biết đến, nhưng các máy phát tạo ra tín hiệu vi sóng có đủ công suất vẫn chưa có sẵn; do đó, tất cả các hệ thống radar ban đầu hoạt động ở tần số thấp hơn (ví dụ, HF hoặc VHF). Vào tháng 2 năm 1940, người Anh đã phát triển được Magnetron, có khả năng tạo ra công suất vi sóng hàng kilowatt, mở ra con đường cho các hệ thống radar thế hệ thứ hai.[4]Sau khi Pháp thất thủ, ở Anh, người ta nhận ra rằng khả năng sản xuất của Hoa Kỳ là yếu tố quan trọng để giành chiến thắng trước phát xít Đức; do đó, mặc dù Mỹ chưa tham chiến, nhưng Thủ tướng Winston Churchill đã chỉ đạo chia sẻ bí mật công nghệ của Anh cho Mỹ, để tận dụng khả năng sản xuất của Mỹ. Vào mùa hè năm 1940, một phái đoàn các nhà khoa học Anh đã đến Mỹ trong sứ mệnh Tizard. Theo đó, người Anh đã chia sẻ công nghệ radar, trong đó có cả Magnetron. Magnetron của Anh mạnh hơn thiết kế tương tự của người Mỹ gấp 100 lần.[5] Nhờ có người Anh chia sẻ thiết kế và công nghệ Magnetron mà Phòng thí nghiệm Bell giờ đây đã có thể tăng gấp đôi công suất radar thiết kế, đồng thời lập ra Phòng thí nghiệm bức xạ tại MIT để phát triển radar vi sóng.[6][7]